Tìm kiếm

Trên FaceBook

Thống kê Website

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay134
mod_vvisit_counterTrong tháng3114
mod_vvisit_counterTháng trước2556
mod_vvisit_counterLượt truy cập thứ199034

Khách trực tuyến: 35
IP của bạn: 13.58.157.160
Hôm nay 24 tháng 04 năm 2025

Nông thôn tiên tiến - bước cao hơn về chất cho nông thôn Quảng Ninh PDF. In Email

Nông thôn tiên tiến - bước cao hơn về chất cho nông thôn Quảng Ninh

Quảng Ninh đã đi gần hết chặng đường 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành quả của gần hai nghìn ngày đêm nỗ lực, cố gắng là một nông thôn mới đã hiện hữu khắp thôn cùng, ngõ nhỏ trên toàn tỉnh. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Điều quan trọng hơn cả chung sức xây dựng nông thôn mới là chương trình ý Đảng hợp lòng dân, trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ nông thôn với thành thị, nhà nông với doanh nghiệp, chính quyền với nhân dân... để cùng đi đến đích của nông thôn tiên tiến Quảng Ninh.
Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra mô hình
 phát triển giống hoa lan tại Hoành Bồ

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - trọng tâm ưu tiên của quá trình phát triển

Nhìn lại những ngày đầu khi cả tỉnh bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giữa bộn bề rất nhiều mục tiêu của chính sách tam nông dang dở, nông nghiệp và nông thôn phát triển trong tình hình luôn không ổn định, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp bị thay đổi do tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh. Sản xuất nông nghiệp phát triển chênh lệch ở các vùng miền, kém bền vững, sản phẩm có sức cạnh tranh thấp. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn ít được quan tâm, nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược. Đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước, nhân dân chưa thực sự tham gia với vai trò chủ thể, xã hội hoá còn ít. Nông dân chiếm tới 50% dân số toàn tỉnh, lao động trong độ tuổi (ở địa bàn nông thôn) chiếm tỷ lệ cao nhưng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng xa trung tâm…

Bối cảnh khó khăn này đặt nhiệm vụ cho xây dựng nông thôn mới là phải hoạch định chiến lược, kế hoạch thực hiện, mục tiêu phấn đấu rất cụ thể để có thể khắc phục được tất cả những hạn chế trên, để nông thôn Quảng Ninh chính là nền tảng, là điểm tựa vững chắc cho tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và dần tiến tới tỉnh dịch vụ - công nghiệp. Theo đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những trọng tâm ưu tiên của quá trình phát triển, 82/125 xã sẽ cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới với sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, thu nhập của người nông dân gấp 1,5-2 lần năm 2010 của khu vực nông thôn.

Để vận hành hiệu quả Nghị quyết đầu tiên của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIII, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh là Ban Xây dựng nông thôn mới (ban chuyên trách đầu tiên của cả nước), theo mô hình này triển khai ở cấp huyện và cấp xã. Sau 4 năm triển khai thực hiện, qua thực tế đã chứng minh mô hình bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến các xã phù hợp với thực tiễn địa phương cũng như cả nước. Đây là mô hình được Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá cao và đánh giá Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng nông thôn mới.

Cũng trong 4 năm qua, tỉnh đã ưu tiên tập trung nguồn lực địa phương và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình khác thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, với gần 30.000 tỷ đồng là tổng số kinh phí đã dành cho nông thôn mới trong 4 năm qua. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hỗ trợ lãi suất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và cũng là tỉnh duy nhất có quy định hỗ trợ vật liệu xây dựng đầu tư một số công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015, có quy chế khen thưởng phong trào thi đua xây dựng “Xã nông thôn mới - Phường, thị trấn văn hoá”. Và cũng lần đầu tiên thực hiện Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) theo mô hình quốc tế, có hệ thống tổ chức và mô hình đồng bộ.


Nông dân xã Bình Khê (Đông Triều) phát triển mô hình
 trồng củ đậu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hữu Việt

Bước cao hơn về chất

Rất dễ dàng nhận thấy trong 3 năm trở lại đây thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” ở Quảng Ninh đã được đẩy mạnh thành cao trào, thể hiện qua 5 Chương trình cụ thể. Đó là, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” là biểu hiện cụ thể, sinh động của mối tình quân dân; “Thành thị giúp đỡ nông thôn” bằng những công trình cụ thể đã tiếp thêm sức mạnh xây dựng nông thôn mới, là hành động cụ thể để miền núi gần hơn với miền xuôi, nông thôn gần hơn với thành thị; “Công nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới” đẩy mạnh liên kết đầu tư trong sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng nông sản, tạo đầu ra ổn định thông qua ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các bên; “Nông dân tự lực sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới” đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo vươn lên trong lao động, đồng thời phát động nhân dân tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh; “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới” được thực hiện thông qua việc hỗ trợ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, cam kết bán vật liệu theo phương thức trả chậm, giảm giá bán 10%, hỗ trợ trực tiếp các công trình hạ tầng nông thôn theo phương thức “Chìa khoá trao tay”. Với sự vào cuộc rất quyết liệt, sự quyết tâm cao độ của người dân tính đến hết năm 2014 đã có 3 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cơ bản đạt nông thôn mới và có 63/82 xã cơ bản đạt nông thôn mới (bằng 76,8% kế hoạch).

Những kết quả ban đầu mới chỉ giải quyết được các nhu cầu thiết yếu về cơ sở hạ tầng, chưa có sự thay đổi mạnh mẽ về sản xuất, kinh doanh và đời sống. Với ý tưởng đem đến một cách tiếp cận mới, trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn kết với phát triển dịch vụ, du lịch, khoa học, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đưa cuộc sống của cư dân nông thôn tiệm cận với cuộc sống đô thị nhưng vẫn kế thừa bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh quyết định xây dựng điểm mô hình nông thôn mới tiên tiến tại 3 xã Việt Dân, Bình Khê và An Sinh của huyện Đông Triều. Để có thể xây dựng thành công mô hình này, tỉnh đã hợp tác với Tập đoàn My Way, một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, điều hành quản lý nhà hàng, khách sạn và giải trí. Ngay sau khi được chỉ định tham gia, Tập đoàn My Way đã thành lập một đơn vị chuyên trách mang tên “Công ty cổ phần phát triển nông thôn tiên tiến” để triển khai dự án này. Đồng thời Công ty đã tài trợ cho dự án 15 tỷ đồng, trong đó dành 10 tỷ đồng cho việc thuê các chuyên gia của Israel thực hiện quy hoạch lại các khu dân cư, hạ tầng du lịch và đặc biệt là quy hoạch sản xuất công nghệ cao theo tiêu chuẩn của Israel. Còn lại 5 tỷ đồng sẽ tài trợ cho 3 xã chỉnh trang lại đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan sạch đẹp văn minh. Có thể khẳng định, đây là mô hình tiếp nối của Chương trình xây dựng nông thôn mới, vì cơ bản vẫn dựa trên Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nhưng có bổ sung, nâng cấp một số tiêu chí cao hơn, đây là bước cao hơn về chất của nông thôn mới.


Trương Công Ngàn, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh





Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: