Tìm kiếm

Trên FaceBook

Thống kê Website

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay143
mod_vvisit_counterTrong tháng3123
mod_vvisit_counterTháng trước2556
mod_vvisit_counterLượt truy cập thứ199043

Khách trực tuyến: 25
IP của bạn: 18.190.217.76
Hôm nay 24 tháng 04 năm 2025

Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung: "Cú huých" từ những cơ chế, chính sách PDF. In Email

Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung: "Cú huých" từ những cơ chế, chính sách

Để xây dựng thương hiệu nông sản địa phương một cách bền vững và hiệu quả nhất, việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu (hay vùng sản xuất tập trung) các sản phẩm nông sản địa phương đang được tỉnh khẩn trương thực hiện.

Ưu đãi cho vùng sản xuất tập trung

Ghi nhận tại một số kỳ hội chợ có sự tham gia của các sản phẩm nông sản địa phương trong tỉnh thời gian qua cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuộng các sản phẩm địa phương. Đơn cử như tại Hội chợ Xuân 2015 diễn ra mới đây tại TP Hạ Long, theo Ban Tổ chức hội chợ, mặc dù số lượng các sản phẩm nông sản của tỉnh đã tăng gấp 3 lần so với kỳ Hội chợ Xuân 2014, nhưng vẫn không đủ để bán cho người dân. Nhiều sản phẩm đã “cháy hàng” chỉ sau 2-3 ngày bày bán. Thực tế này cho thấy nông sản địa phương của tỉnh đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.


Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bên phải)

 kiểm tra vùng trồng chè tập trung tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà.

Đánh giá về những thành công bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thành công từ sức tiêu thụ nông sản địa phương trên thị trường thời gian qua do rất nhiều yếu tố tạo thành, trong đó, việc quy hoạch các vùng sản xuất nông sản tập trung chính là một trong những nguyên nhân quan trọng. Mỗi sản phẩm nông sản đều được gắn liền với một địa phương trong tỉnh và chỉ cần nhắc đến địa danh nào đó, người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng tới sản phẩm nông sản và ngược lại, khi nhắc đến một sản phẩm nông sản nào đó, người tiêu dùng cũng có thể nhớ ra ngay địa phương sản xuất ra sản phẩm đó. Đối với việc phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung hiện vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp địa phương, tiến tới xoá bỏ nền sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu; chuyển sang nền sản xuất hàng hoá tiên tiến, tạo giá trị hàng hoá nông sản cao hơn. Theo đó, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, sở, ngành vào cuộc khẩn trương để tham mưu, đề xuất với tỉnh những cơ chế, chính sách phù hợp nhất. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên ra thực địa, đôn đốc về tiến độ xây dựng và phát triển vùng sản xuất tập trung tại các địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể hoá những ưu đãi hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ngày 18-11-2014, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 164/2014/NQ-HĐND về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016 (Nghị quyết này đã có hiệu lực từ ngày 1-12-2014). Theo đó, các đối tượng như người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các dự án liên quan đến vùng sản xuất tập trung đều nhận được hỗ trợ, ưu đãi lớn về kinh phí, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật từ phía tỉnh. Đơn cử như: Hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa với mức không quá 6 triệu đồng/ha; hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung (đường điện trục chính, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt); hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/ dự án; hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (đối với điểm giới thiệu cấp huyện hỗ trợ tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án; cấp tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án); hỗ trợ 50% chi phí để mua máy móc, trang bị dây chuyền sản xuất, dây chuyền chế biến nông - lâm - thuỷ sản, kho lạnh… không quá 5 tỷ đồng/dự án.


Ở một địa phương không phải có thế mạnh về nông nghiệp như Quảng Ninh, để có thể xây dựng những cơ chế hỗ trợ hoàn chỉnh cho vùng sản xuất nông nghiệp tập trung từ nhiều khâu đã thể hiện tầm nhìn xa của lãnh đạo tỉnh và những nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh. Đây cũng là “cú huých” lớn để ngành Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Theo tổng hợp quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đến năm 2020 được UBND tỉnh ban hành năm 2014, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành 17 vùng sản xuất tập trung trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đáng chú ý, cả 14/14 địa phương trong tỉnh đều sẽ có vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để ưu tiên phát triển các loại nông sản chủ lực của mình. Cho đến thời điểm này, các địa phương đều đang tích cực thực hiện việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất tập trung địa phương mình trên cơ sở lợi thế sẵn có về vùng nguyên liệu nông nghiệp tại địa phương như: Vùng trồng ba kích tại Ba Chẽ, thanh long ruột đỏ Uông Bí, na Đông Triều…


Công nhân Công ty TNHH Thuấn Quỳnh (xã Quảng Long, huyện Hải Hà) thu hoạch chè.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đồng chí Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Hiện nay, thực hiện triển khai quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh đang gặp khó khăn về giống cây trồng, vật nuôi và giống thuỷ sản. Trên địa bàn tỉnh còn thiếu các cơ sở sản xuất giống chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhất là giống nhuyễn thể như tu hài, hàu biển, ngao... và các loài giống cá biển; các trại sản xuất trong tỉnh hàng năm chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu giống cho toàn tỉnh, còn lại phải mua ở tỉnh ngoài hoặc nhập từ nước ngoài do đó khó kiểm soát chất lượng giống. Các trại sản xuất giống trong tỉnh có quy mô nhỏ chủ yếu do các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng, dây chuyền công nghệ lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất giống có chất lượng, sạch bệnh. Về giống cây trồng, chưa có cơ sở sản xuất giống chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu và thay thế các loài cây hiện đang già cỗi và thoái hoá tại các vùng quy hoạch sản xuất tập trung.

Bên cạnh đó còn những khó khăn như thiếu nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đặc biệt là hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; chưa có doanh nghiệp có tiềm lực về kinh tế, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch, thu mua, tiêu thụ sản phẩm của nông dân; lực lượng lao động trong nông nghiệp tại các vùng nông thôn chưa qua đào tạo nghề tại các địa phương còn lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do chưa có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm của nông dân, chưa hình thành phát triển chuỗi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; công tác xúc tiến thương mại theo dõi, nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm chú trọng đầu tư...

Để giải quyết những khó khăn này, hiện nay ngành Nông nghiệp địa phương đang tập trung triển khai xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Đồng thời, các đơn vị liên quan đang thực hiện rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch thuộc các lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó ưu tiên quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực mà địa phương có thế mạnh. Ngành cũng tham mưu với tỉnh để xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp; kêu gọi và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống chất lượng cao; phát triển các sản phẩm nông sản đã xây dựng thương hiệu; phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên kết “bốn nhà” với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường, sản xuất sạch và thân thiện với môi trường….

Hồng Nhung





Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: