Tìm kiếm

Trên FaceBook

Thống kê Website

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay110
mod_vvisit_counterTrong tháng3090
mod_vvisit_counterTháng trước2556
mod_vvisit_counterLượt truy cập thứ199010

Khách trực tuyến: 43
IP của bạn: 3.148.145.200
Hôm nay 24 tháng 04 năm 2025

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tham gia thảo luận ở Tổ PDF. In Email

Ngày 25- 5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013. Tổ thảo luận số 15 gồm có Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Hải Dương, Bến Tre.

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tham gia ý kiến tại phiên thảo luận tổ.
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tham gia ý kiến tại phiên thảo luận tổ.

Các vị đại biểu phát biểu thảo luận tập trung vào các nội dung về: kết quả thu chi ngân sách nhà nước năm 2014, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2014, nợ công và kiểm soát nợ công; về tình hình phân bổ, giao ngân sách nhà nước, kết quả thu chi ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm, những thuận lợi, khó khăn, giải pháp triển khai thực hiện dự toán ngân sách năm 2015; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Tham gia phát biểu thảo luận, Đoàn Quảng Ninh có 4 đại biểu phát biểu, gồm: Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Vũ Chí Thực, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Trần Xuân Hoà, Ủy viên ủy ban kinh tế của Quốc hội.

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng, đồng tình với báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước những tháng dầu năm 2015; phân tích sâu sắc kết quả thu chi ngân nhà nước năm 2014 và những tồn tại, hạn chế, qua đó đại biểu đề nghị cần phải có cách nhìn nhận đầy đủ về các nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành ngân sách. Về ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế: Quốc hội, Chính phủ đã quyết định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đầu tư các công trình động lực và thực hiện tái đầu tư công để lại nhiều dấu ấn tốt, người dân được hưởng lợi ích rõ hơn từ các công trình động lực lớn của Chính phủ, địa phương; Tuy nhiên tái cơ cấu doanh nghiệp chưa có niềm tin, cả về cổ phần hóa, nguồn lực, cơ chế vận hành; tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiêp còn thiếu các yếu tố khoa học công nghệ, tính bền vững không cao. Cần phải tiến hành đột phá về: thể chế, cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương pháp luật, phòng chống tham nhũng... cả về bộ máy, cơ chế vận hành, chấn chỉnh công vụ thực hiện tinh giảm bộ máy-biên chế và nghiên cứu cơ chế để thực hiện huy động nguồn lực xã hội, cả về trí tuệ, khoa học và các tiêu chí chính sách quan tâm đầu ra và chất lượng sản phẩm. 

Đại biểu Ngô Thị Minh, phân tích và nhận xét báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2015 khá cô đọng, rõ các kết quả đạt được, thấy được sự khởi sắc đáng mừng của nền kinh tế. Tuy nhiên đại biểu cho rằng, 7 nhiệm vụ, giải pháp trong những tháng còn lại của năm 2015 trong báo cáo còn chung chung. Đại biểu đề nghị Chính phủ, chỉ còn 7 tháng nữa là kết thúc năm 2015, do vậy cần có sự đánh giá kỹ các chỉ tiêu kinh tế-xã hội để đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể hơn và để có cơ sở đề ra các chỉ tiêu kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2016-2020.

Đại biểu Vũ Chí Thực,  đồng tình báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, kinh tế ổn định, lạm phát được kiềm chế tình hình thu ngân sách và lĩnh vực an sinh xã hội đã có nhiều quan tâm, đồng thời đại biểu cũng đánh giá cao sự cố gắng, điều hành của Chính phủ và các Bộ ngành. Tuy nhiên, cũng còn có những tồn tại như: hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp, năng xuất lao động còn hạn chế; đại biểu cũng đề nghị báo cáo của Chính phủ cần có sự đổi mới về trình bày, một số lĩnh vực chưa phản ánh đầy đủ như báo cáo về công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh; công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội yếu tố quan trọng để ổn định chính trị, môi trường đầu tư cho kinh tế-xã hội phát triển;  về an sinh xã hội; cần đánh giá sâu sắc, đầy đủ về một số lĩnh vực xã hội quan tâm nhiều như công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính tinh giảm bộ máy biên chế....Qua đó đại biểu đề nghị: các chỉ tiêu đề ra về phát triển kinh tế xã hội phải rõ ràng, minh bạch số liệu; huy động cho đầu tư phát triển, phải được quan tâm và Lãnh đạo các Bộ ngành trung ương cần phải vào cuộc tích cực; tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đồng thời tuyên truyền vận động thực hiện chính sách pháp luật.

Đại biểu Trần Xuân Hòa, phân tích sâu sắc và băn khoăn như: báo cáo đánh giá chưa sâu về kết quả thực hiện, về tồn tại: nợ công, nợ xấu của ngân hàng, công tác cổ phần hóa, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ( được mùa rớt giá như: dưa hấu, hành...)...đại biểu cũng đề nghị trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan, sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để kinh tế- xã hội ổn định phát triển.

Ngô Sỹ Khảo (VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)

Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh


Tin liên quan:
Tin cũ hơn: